DỊCH VỤ TƯ VẤN đất đai: MUA BÁN, TẶNG CHO,
CHIA DI SẢN THỪA KẾ.

01

Các thủ tục sang tên sổ đỏ, mua bán, tặng cho tài sản, bất động sản

02

Tư vấn công chứng hợp đồng mua bán, tặng cho lập di chúc, chia tài sản theo di chúc, theo pháp luật

03

Tư vấn giải quyết các tranh chấp đất đai, thừa kế

Các luật sư của chúng tôi

Các Luật sư của Công ty Luật Tâm Anh được đào tạo bài bản tại các trường luật danh tiếng tại Việt Nam và một số nước trên thế giới. Với đội ngũ luật sư, chuyên gia tư vấn đông đảo, có trình độ cao, am hiểu pháp luật và thực tiễn tư vấn trong lĩnh vực bất động sản, chúng tôi luôn mang đến cho khách hàng những giải pháp tư vấn toàn diện, hữu hiệu khi tiến hành thủ tục mua bán, tặng cho, chia di sản thừa kế, bất động sản...

Năng động, sáng tạo cùng phương châm phục vụ “Tất cả vì khách hàng” vừa là bản sắc riêng, vừa là bí quyết chinh phục khách hàng của Công ty Luật TNHH Tâm Anh. Tự tin khẳng định mình, Công ty Luật TNHH Tâm Anh đang cùng hiệp hội luật sư Việt Nam tạo dựng và khẳng định vai trò của luật sư trong thời đại mở cửa và hội nhập quốc tế. Chúng tôi luôn mong muốn đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng với chất lượng dịch vụ tốt nhất, đảm bảo bí mật tuyệt đối mọi thông tin của khách hàng.

Xem thêm

thạc sỹ – luật sư
vũ thị kiều anh

Giám đốc

tiến sỹ – chuyên gia
Trần Điệp Thành

tiến sỹ – luật sư
Hoàng tám phi

Phó giám đốc

Thạc sỹ – Chuyên gia
Hà Tú Cầu

Trưởng phòng Nước ngoài

Tiến sỹ – chuyên gia
Đinh Thế Hưng

Trưởng phòng Tranh tụng

Luật Sư
Đỗ Phan Nam

thạc sỹ – luật sư
Bùi Thị Xuân

Trưởng phòng Doanh nghiệp

Luật sư
Phàn A Thương

Kinh nghiệm tư vấn về đất đai

Với kinh nghiệm nhiều năm tham gia tư vấn về đất đai, Luật Tâm Anh chúng tôi cung cấp cho khách hàng các giải pháp giải quyết tranh chấp một cách linh hoạt, nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm chi phí và có tính thực tiễn cao.

2600+

Khách Hàng

500 +

Doanh Nghiệp

16 +

Năm Kinh Nghiệm

15 +

Luật Sư

Các Câu hỏi Thường Gặp
về dịch vụ tư vấn đất đai

Vợ chồng tôi có một nhà đất duy nhất, khi bán chúng tôi có có được miễn thuế TNCN?

Theo Khoản 2 Điều 4 Luật thuế TNCN 2007 (sửa đổi năm 2012, 2014) quy định:

Điều 4. Thu nhập được miễn thuế
2. Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất.

Theo hướng dẫn tại điều 4 nghị định 65/2013/NĐ-CP cụ thể như sau:

Điều 4. Thu nhập được miễn thuế
2. Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp người chuyển nhượng chỉ có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
Cá nhân chuyển nhượng có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam theo quy định tại Khoản này phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Tại thời điểm chuyển nhượng, cá nhân chỉ có quyền sở hữu, quyền sử dụng một nhà ở hoặc một thửa đất ở (bao gồm cả trường hợp có nhà ở hoặc công trình xây dựng gắn liền với thửa đất đó);

b) Thời gian cá nhân có quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà ở, đất ở tính đến thời điểm chuyển nhượng tối thiểu là 183 ngày;

c) Nhà ở, quyền sử dụng đất ở được chuyển nhượng toàn bộ;
Việc xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà ở, đất ở căn cứ vào giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà ở, đất ở. Cá nhân có nhà ở, đất ở chuyển nhượng có trách nhiệm kê khai và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của việc kê khai. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền phát hiện kê khai sai thì không được miễn thuế và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Vợ chồng tôi có 1 căn hộ ở Hà Nội, nhưng hiện nay chúng tôi sống ở quê. Chúng tôi muốn ủy quyền cho con gái bán hộ được không?

Cô chú có quyền ủy quyền cho con gái  để thay mặt mình ký hợp đồng bán căn hộ đó với người mua vì các lý do:

Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

“Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”

Như vậy, người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở không tự mình chuyển nhượng thì có quyền ủy quyền cho người khác thay mặt mình thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà ở. Trên thực tế việc ủy quyền này vẫn thường xảy ra.

Khoản 3 Điều 1 Thông tư 111/2013/TT-BTC  quy định:

“Trường hợp ủy quyền quản lý bất động sản mà cá nhân được ủy quyền có quyền chuyển nhượng bất động sản hoặc có các quyền như đối với cá nhân sở hữu bất động sản theo quy định của pháp luật thì người nộp thuế là cá nhân ủy quyền bất động sản”

Theo quy định trên thì người có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân khi ủy quyền chuyển nhượng nhà đất là người ủy quyền. Nếu các bên thỏa thuận người nhận chuyển nhượng là người nộp thuế thì thực hiện theo thỏa thuận.

Tôi có 1 nhà đất nhưng chưa làm sổ đỏ, tôi muốn bán và lập Hợp đồng qua VP thừa phát lại có được không?

Căn cứ Khoản 5 Điều 37 của Nghị định số: 08/2020/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thì khi nhà đất chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ) thì không được pháp luật công nhận việc mua bán.

Điều 37. Các trường hợp không được lập vi bằng

5. Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.

Bố mẹ tôi muốn lập di chúc để lại nhà đất cho tôi thì cần viết những nội dung gì?

Theo Điều 628 Bộ luật dân sự 2015: Di chúc bằng văn bản gồm 4 loại:

  1. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.
  2. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.
  3. Di chúc bằng văn bản có công chứng.
  4. Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

Theo Điều 631 Bộ luật dân sự 2015. Nội dung của di chúc cần có:

  1. Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:

a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;

b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;

c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

d) Di sản để lại và nơi có di sản.

      2. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, di chúc có thể có các nội dung khác.

      3. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

 Để bản di chúc đó hợp pháp và có hiệu lực pháp lý, cần đáp ứng đủ các điều kiện trong Điều 630 của Bộ luật dân sự 2015 như sau:

1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.

Hiện nay ở Hà Nội qui định thửa đất tối thiểu bao nhiêu m2 thì được tách thửa?

Căn cứ quy định tại Điều 5 Quyết định 20/2017/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội thì điều kiện về diện tích tối thiểu của thừa đất hình thành từ việc tách thửa phải có diện tích không nhỏ hơn 30 m2 đối với khu vực các phường, thị trấn của thành phố Hà Nội. 

“Điều 5. Điều kiện về kích thước, diện tích đất ở tối thiểu được phép và không được phép tách thửa và việc quản lý đối với thửa đất ở có kích thước, diện tích nhỏ hơn mức tối thiểu

1. Các thửa đất được hình thành từ việc tách thửa phải đảm bảo đủ các điều kiện sau:

a) Có chiều rộng mặt tiền và chiều sâu so với chỉ giới xây dựng (đường giới hạn cho phép xây dựng công trình trên thửa đất) từ 3 mét trở lên;

b) Có diện tích không nhỏ hơn 30 m2 đối với khu vực các phường, thị trấn và không nhỏ hơn 50% hạn mới giao đất ở (mức tối thiểu) quy định tại Điều 3 Quy định này đối với các xã còn lại.

2. Khi chia tách thửa đất có hình thành ngõ đi sử dụng riêng thì ngõ đi phải có mặt cắt ngang từ 2m trở lên đối với thửa đất thuộc khu vực các xã và từ 1m trở lên đối với thửa đất thuộc khu vực các phường, thị trấn và các xã giáp ranh. Thửa đất sau khi chia tách phải đảm bảo đủ điều kiện tại khoản 1 Điều này.

3. Không cho phép tách thửa đối với các trường hợp:

a) Thửa đất nằm trong các dự án phát triển nhà ở theo quy hoạch, các dự án đấu giá quyền sử dụng đất theo quy hoạch để xây dựng nhà ở đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

b) Thửa đất gắn liền với diện tích nhà đang thuê của Nhà nước, mà người đang thuê chưa hoàn thành thủ tục mua nhà, cấp Giấy chứng nhận theo quy định.

c) Thửa đất gắn liền với nhà biệt thự thuộc sở hữu nhà nước đã bán, đã tư nhân hóa nhưng thuộc danh mục nhà biệt thự bảo tồn, tôn tạo theo Quy chế quản lý, sử dụng nhà biệt thự cũ được xây dựng trước năm 1954 trên địa bàn Thành phố do UBND Thành phố phê duyệt.

d) Đất thuộc khu vực Nhà nước đã có Thông báo thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai 2013;

đ) Các thửa đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

4. Nếu người sử dụng đất xin tách thửa đất mà thửa đất được hình thành từ việc tách thửa không đảm bảo các điều kiện quy định tại khoản 1, 2 Điều này để hợp với thửa đất ở khác liền kề tạo thành thửa đất mới đảm bảo các điều kiện quy định tại khoản 1, 2 Điều này thì được phép tách thửa đồng thời với việc hợp thửa đất và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho thửa đất mới. Trường hợp thửa đất còn lại sau khi tách thửa không đảm bảo các điều kiện quy định tại khoản 1, 2 Điều này thì không được phép tách thửa.

5. Thửa đất đang sử dụng được hình thành từ trước ngày 10/4/2009 (ngày Quyết định số 58/2009/QĐ-UBND của UBND Thành phố có hiệu lực thi hành) có diện tích, kích thước nhỏ hơn mức tối thiểu quy định tại khoản 1 Điều này, đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận thì người đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận. Việc xây dựng nhà ở, công trình trên thửa đất đó phải theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.

6. Không cấp Giấy chứng nhận, không làm thủ tục thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất hoặc thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất đối với trường hợp tự tách thửa đất thành hai hoặc nhiều thửa đất trong đó có một hoặc nhiều thửa đất không đảm bảo các điều kiện quy định tại khoản 1, 2 Điều này.”

ĐẶt Câu hỏi cho Chúng tôi

kHÁCH HÀNG NÓI GÌ VỀ CHÚNG TÔI

Đối tác của chúng tôi

Các dịch vụ khác của chúng tôi